Biến chứng của bệnh tiểu đường được coi như là một mối lo ngại không chỉ riêng bệnh nhân mà còn là mối lo của toàn xã hội. Được coi như 1 căn bệnh ” nhà giàu” do chi phí điều trị rất tốn kém. Do vậy, sẽ rất nhiều người tự đặt câu hỏi: Liệu mình có bị tiểu đường không? Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bị tiểu đường? Hãy cùng giải đáp thắc mắc bằng bài viết dưới đây nhé!
Các chỉ số quan trọng:
1. Đường huyết – Lượng đường trong máu
Đường (Glucose) là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.
Chỉ số đường huyết an toàn theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA):
– Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l).
– Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).
– Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).
2. Chỉ số GI – Chỉ số đường huyết của thực phẩm
Chỉ số GI là con số đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm tới lượng đường trong máu.
Thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ khiến đường huyết tăng nhanh tăng nhiều và ngược lại.
Các loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh có chỉ số GI từ 70 trở lên, còn những loại thực phẩm làm tăng đường huyết chậm có chỉ số GI dưới 55.
Người bệnh nên lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI nhỏ hơn 55. Một số thực phẩm có chỉ số GI thấp:
Thực phẩm | GI | Thực phẩm | GI |
Nhóm bột đường: | Nhóm trái cây: | ||
Đậu xanh | 30 | Bưởi | 22 |
Bún | 35 | Đào | 36 |
Khoai lang | 45 | Cam trái | 43 |
Nhóm rau củ: | Nho tươi | 43 | |
Rau cải, cà chua, cà tím | 10 | Trái lê tươi | 53 |
Cà rốt tươi | 35 | Xoài | 55 |
3. Chỉ số HbA1c
Xét nghiệm HbA1c là phương pháp đo lượng đường trong máu gắn với Hemoglobin (Hb) của hồng cầu. Nếu lượng đường trong máu càng cao thì số lượng hồng cầu gắn đường càng nhiều. Sự hình thành HbA1c diễn ra chậm và sẽ tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 90-120 ngày. Chính vì thế, HbA1c phản ánh nồng độ đường trong máu trong suốt khoảng thời gian 90-120 ngày. Người mắc bệnh tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm HbA1c 3-6 tháng một lần.
Chỉ số HbA1c còn giúp người bệnh tiên lượng về biến chứng của tiểu đường. HbA1c cao trên 7.0%, chứng tỏ bệnh nhân hoặc sắp có biến chứng rất nặng. Kiểm soát tốt đường huyết và giảm chỉ số HbA1c từ dưới 6.5% xuống dưới 5.5%, bệnh nhân đã tự mình giảm 43% nguy cơ cắt cụt chi, 37% nguy cơ suy thận, mù mắt và ngăn ngừa đáng kể các biến chứng khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Chỉ số HbA1c ở mức bình thường
– HbA1c bình thường chiếm 4-6% trong Hemoglobin của hồng cầu.
– HbA1c dưới 6.5% cho thấy đường huyết được kiểm soát tốt.
– HbA1c trên 10%, đường huyết được kiểm soát rất kém.
– Mỗi 1% HbA1c tăng trên mức bình thường, giá trị đường huyết tương ứng tăng lên 30mg/dl hay 1,7 mmol/l.
Khi bị tiểu đường đồng nghĩa với việc bạn phải sống với căn bệnh cả đời. Việc kiểm soát đường huyết bằng máy đo đường huyết thường xuyên là hết sức quan trọng. Thông qua các chỉ số hiển thị ở máy, người bệnh thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý để luôn duy trì mức đường huyết ở chỉ số lý tưởng.
Nếu khi bạn đo tiểu đường lúc đói( khi nhịn đói ít nhất 8h trước đó và phải được kiểm tra ít nhất là 2 lần) mà lượng đường máu đo đường tử 126mg/dl trở lên ( tương đương với 7.0 trở lên) thì được gọi là tiểu đường hay đái tháo đường khi đường huyết lúc đói.
Còn nếu đường huyết lúc đói từ 110 (6.1) trở lên nhưng nhỏ hơn 126 mg/dl (7.0mmol/l) gọi là rối loạn đường huyết lúc đói, hay tiền đái tháo đường. Với trường hợp kể trên thì 40% trường hợp sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường trong vòng 5 năm.
Ngược lại, nếu bạn đo với điều kiện kể trên mà lượng đường dưới 6.1 thì bạn hãy hoàn toàn yên tâm rằng cơ thể bạn đang rất khỏe mạnh. Nhưng nếu không đạt đúng điều kiện bạn cần phải đo lại. Khi đo trên khoảng 6.1 nhât thiết phải đo lại lần 2 sau 1 tuần để xác định đúng bệnh. Và lần sau đo mà dưới 6.1 thì nên đo lại sau một tháng và xét nghiệm HbA1C rồi đem kết quả đến gặp bác sĩ tư vấn.
Nếu bạn nằm trong trường hợp tiền đái tháo đường hay đã bị đái tháo đường trong khi kiểm tra tại nhà hoặc xét nghiệm tại viện thì bạn cũng đừng quá bị quan, đừng để tâm trạng mình rơi vào trọng trạng thái trầm uất mà hãy lạc quan lên vì chính lối sống lạc quan, yêu đời là phương thức hữu hiệu để nhằm tránh các biến chứng và giữ được mức độ đường huyết lý tưởng.
Lời khuyên: Hãy luôn quan tâm, để ý đến cơ thể của mình. Bất cứ thay đổi nào ở cơ thế cũng là dấu hiệu đầu tiên để bạn phát hiện bệnh kịp thời. Những triệu chứng như ăn nhiều nhưng lại sụt cân nhanh chóng; uống nhiều vì cơ thể lúc nào cũng thấy khát và tiểu nhiều là dấu hiệu cực kỳ quan trọng để phát hiện ra đái tháo đường.
Những người có nguy cơ cao bị bệnh là các thế hệ trước đã bị, bị buồng trứng đa nang, phụ nữ sinh con to trên 4kg hay người bị cao huyết áp, béo phì,… Do đó hãy duy trì lối sống lành mạnh, mức cân nặng tối ưu so với chiều cao. Luôn theo dõi huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà, có cân sức khỏe luôn kề bên…Trong nhà nên luôn luôn có nhiệt kế điện tử trong nhà.
Nguồn: binviet.com